Mẹo phát hiện hàng gốm sứ đã qua phục chế

Những người sưu tầm đồ gốm sứ cổ hay đồ sưu tập thường hay la cà ở các buổi đấu giá từ thiện của cộng đồng, buổi trưng bày đồ cổ của địa phương, hàng thanh lý của hàng xóm hay bạn bè và các trang web để tìm được những “món hời”. Tuy nhiên, việc mua bán từ một người bạn không biết hay không bao giờ có thể gặp lại thường chứa đựng nhiều rủi ro.

       Đối với những nhà sưu tập các loại gốm sứ như tượng gốm, tranh nghệ thuật bằng gốm hay điêu khắc từ đất, một trong những vấn đề mà họ phải đối mặt là những sản phẩm gốm sứ đó bị mẻ hay vỡ và đã được hàn gắn lại một cách chuyên nghiệp đến nỗi không thể phát hiện ra; trong khi giá của những món đồ đó thì vẫn “trên trời”

       Mẹo phát hiện hàng gốm sứ đã bị sửa

Những vết sứt trên miệng bình gốm mỹ thuật đã được sửa chữa một cách điêu luyện bởi Old World Restorations, Inc., Cincinnati, Ohio.

 Mẹo phát hiện hàng gốm sứ đã bị sửa

 Những vết sửa nếu mới nhìn sơ sẽ không thể phát hiện ra. Vì vậy mà cần phải đề phòng những bình gốm đã được sửa chữa.

 

Vậy làm sao biết được một vật đã bị vỡ và được hàn gắn lại?

 

       Có nhiều phương pháp và thiết bị khác nhau được các nhà sưu tập sử dụng để phát hiện vết sửa trên vật gốm, sứ. Ánh sáng cực tím (tia UV) được dùng để kiểm tra bề mặt của vật và phát hiện ra dấu vết bám lại hay bất kỳ chất gì đã được dán lên bề mặt để che đậy vết nứt. Tia X-quang cũng có thể được dùng để phát hiện ra các vết nứt đã được gắn lại. Nếu điều kiện cho phép, nhà sưu tập có thể đem vật sưu tầm đi kiểm định tại phòng thí nghiệm của bảo tàng cổ vật hay bởi một nhà sưu tập dày dặn kinh nghiệm.

 

      Nhưng, nếu bạn đang đứng giữa chợ trời, xem xét một vật mà bạn muốn mua thì kiến thức, kinh nghiệm sẽ là công cụ giá trị nhất mà những nhà sưu tập có thể tự trang bị để kiểm tra trước khi mua. Điều quan trọng là phải xem xét thật kỹ đặc điểm của vật, kết cấu, và phải biết chắc là nó đúng hình dáng, kích cỡ, thiết kế và nước men. Thậm chí khi mua những vật sưu tầm từ một nhà đấu giá hay một người bán uy tín thì bạn vẫn cần kiến thức cơ bản về phương pháp và nguyên liệu được sử dụng để tạo ra vật đó.

 

      Đừng sợ hỏi người bán: “ông mua vật này khi nào và bằng cách nào?” “Ông đã kiểm tra xem nó có bị hỏng hay đã được sửa chữa chưa? “Ông có dám đảm bảo bằng giấy viết tay về tình trạng của vật này và sẽ hoàn tiền lại trong trường hợp vật thực tế khác với những gì ông mô tả?” Câu trả lời cho những câu hỏi trên đặc biệt quan trọng trong trường hợp mua đồ qua internet.

 Mẹo phát hiện hàng gốm sứ đã bị sửa

      Cặp nến bằng men với vết sửa về màu sắc, một vài vết mẻ nhỏ và mất mấy cái lá. Nếu chỉ nhìn hình chụp trên internet thì khó mà phát hiện ra được.

 

       Việc kiểm tra vật sưu tầm trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời là điều nên làm để phát hiện ra những chỗ không đồng màu, trang trí và nước men khác nhau. Khi một vật bằng men sứ được chữa lại, nó sẽ có lớp áo không được nung qua lửa ở vết sửa để bắt chước nước men bề mặt gốc. Trong một số trường hợp, nước men giả được bọc lên toàn bộ món đồ. Không giống như nước men gốc được nung qua lửa, lớp áo nhân tạo mới thường chứa vết xơ hoặc bụi mà có thể phát hiện ra dưới ánh mặt trời.

 

      Một số nước men gốc có kiểu rạn mang tính nghệ thuật cao được gọi là “men da rạn”. Những vết rạn này không nên sửa bởi vì kiểu vân rạn này hầu như không thể nhái được khi sửa chữa một món đồ có kiểu da rạn. Nếu một món đó theo kiểu này, việc tìm những điểm không đồng nhất hoặc không có vết rạn ở những khu vực đáng nghi sẽ giúp tìm ra vết sửa chữa.

 

      Rà ngón tay một cách cẩn thận ở các góc cạnh để phát hiện ra vết gồ hay mẻ mà khó phát hiện bằng mắt thường. Một số dạng lục bình hay dạng bằng phẳng có thể gõ hay búng nhẹ để phát hiện vết nứt. Một vật bị bể sẽ kêu nghe như tiếng chuông.

 Mẹo phát hiện hàng gốm sứ đã bị sửa

 Một dĩa sứ của Imari có vết sửa và vết mẻ ở vành có thể thấy được bằng mắt thường.

 

      Bạn cũng nên đem theo một cái ghim thẳng khi đi mua đồ sành sứ. Khi được người bán cho phép, cẩn thận và nhẹ nhàng rà đầu ghim vào bề mặt nước men mà bạn nghi là có sửa chữa. Cái ghim sẽ dễ dàng lướt qua bề mặt láng như thủy tinh nếu đó là nước men gốc; tuy nhiên, nó sẽ không trượt qua hoặc thậm chí là kẹt lại vì bị dính vào chất liệu được dùng để sửa. Nhưng phải cẩn thận đừng để cào xước hay phá hỏng nước men (gốc hay sửa). Một số người cho rằng còn có thể làm bằng cách chạm vào bề mặt nghi ngờ bằng răng để cảm nhận sự khác biệt giữa men gốc và men sửa.

Trước khi bạn mua:

Bạn phải hiểu về món đồ bạn muốn mua.

Tìm hiểu phương pháp và kỹ thuật sửa cơ bản.

Yêu cầu người bán bảo đảm bằng giấy tờ về nguồn gốc và điều kiện cụ thể của món đồ.

Kiểm tra kỹ dưới nguồn sáng tốt.

Hỏi ý kiến người có kinh nghiệm.

Yêu cầu giấy đảm bảo hoàn tiền.

Dưới đây là một số hình minh họa:

 Mẹo phát hiện hàng gốm sứ đã bị sửa

 

 Mẹo phát hiện hàng gốm sứ đã bị sửa

 Mẹo phát hiện hàng gốm sứ đã bị sửa

 Mẹo phát hiện hàng gốm sứ đã bị sửa

"nguồn sưu tầm"

Lượt truy cập: 7345 - Cập nhật lần cuối: 03/09/2013 08:11:55 AM

Giỏ hàng