Đặc điểm nhận biết gốm cổ

    Gốm sứ có một quá trình hình hành và phát triển lâu dài, sản phẩm luôn đa dạng, phong phú. Đặc biệt là gốm màu. Mỗi vùng đất vào mỗi thời kỳ lịch sử đều có một phương pháp chế tạo khác nhau.

    Công nghệ chế tạo ngày càng phát triển, việc xuất hiện hàng giả là không thể tránh khỏi. Những phương pháp sau giúp bạn phân biệt được hàng thật, hàng giả:

 

Chim Hạc gốm cổ

 

    - Gốm màu đã xuất hiện từ rất lâu, lúc đó, việc sản xuất gốm mang tính chế tác cá thể, không thể xuất hiện những sản phẩm cùng loại, cùng một kích thước. Vì vậy, khi thu mua sản phẩm gốm cổ, nếu phát hiện những sản phẩm gốm màu có cùng kích thước, hoa văn trang trí giống hệt nhau thì chắc chắn, đó là hàng giả.

 

   - Gốm cổ thường được nung bằng củi nên sản phẩm có độ tơi xốp, khá nhẹ, có những lỗ thoát khí nhỏ. Hàng giả thường được nung bằng than hoặc lò điện, mật độ chất dày đặc, khá cứng, không có lỗ thoát khí.

 

   - Nguyên liệu chế tạo gốm cổ là khoáng sản, mang một cảm giác cổ xưa, thuần phác, màu sắc dịu nhẹ. Hàng giả thường dùng nguyên liệu màu thông thường, màu sắc sặc sỡ, nhưng rất khó tróc khi nung nóng.

 

   - Gốm màu được chôn vùi dưới đất mấy nghìn năm nên khi ngửi, có mùi đất nhẹ, đôi khi còn có dấu tích của bộ rễ thực vật. Một số loại gốm giả cũng có thể ngửi thấy mùi đất và có dấu tích của bộ rễ. Vậy, làm sao để phân biệt được đâu là thật, đâu là giả? Thường, mùi đất mà hàng giả có được là mùi khói của đất hầm (đất địa đạo) bay lên nên mùi rất gắt. Vết tích của bộ rễ thực vật cũng có thể làm giả bằng phương pháp ăn mòn hóa học, nhưng vết tích của hàng giả thường bị lõm, chìm trong bề mặt sản phẩm.

 

   - Do bị chôn vùi lâu dưới lòng đất, tùy nơi ruộng cạn hoặc ruộng nước mà độ kiềm lắng đọng trên bề mặt cũng khác nhau, có loại, khi khai quật, trên sản phẩm có một lớp kiềm dày màu vàng hoặc trắng, rất cứng; có loại lại không có ngấn nước nào. Hàng giả cũng có ngấn nước, nhưng ngấn nước này được làm bằng keo trong, khá mỏng, không có độ cứng, khi sờ vào có cảm giác dính.

 

   - Những hoa văn trang trí trên gốm sứ được dùng từ nguyên liệu khoáng sản thiên nhiên, vẽ xong rồi nung, độ bám rất cao, khó bị tróc. Nhưng do sự ăn mòn của độ ẩm và chất phèn dưới lòng đất cùng với chất liệu gốm khác nhau mà màu sắc của gốm sứ cũng bị tróc ở những mức độ khác nhau, có thể dùng tay chà nhẹ làm bong lớp sơn bên ngoài của những sản phẩm gốm cổ. Ngược lại, loại hàng giả được làm với kỹ thuật tinh vi, lớp sơn bên ngoài rất bền. Vì vậy, việc giám định hàng giả, hàng thật không phải là chuyện một sớm một chiều, đòi hỏi phải có một kiến thức sâu rộng, phải tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng.

 

  - Do dùng phương pháp đun nóng ở nhiệt độ thấp, nên gốm giả có khả năng thấm nước cao hơn gốm cổ. Tuy nhiên, nếu bôi lên bên ngoài lớp gốm một ít a–xít, sẽ phân biệt được đâu là thật, đâu là giả: hàng giả sẽ không bốc khói, không sinh ra bọt; ngược lại, hàng thật có sinh khói, có bọt.

 

Đĩa gốm thế kỷ 15, 16

 

    Tóm lại, gốm màu cổ ra đời cùng với những điều kiện của lịch sử đương đại, nắm bắt được những đặc điểm của lịch sử là mấu chốt của việc giám định.

Lượt truy cập: 7569 - Cập nhật lần cuối: 13/10/2011 08:49:19 AM

Giỏ hàng