Thợ lặn Đinh Tấn Tàu (39 tuổi, trú tại thôn 2, xã Tam Hải) cũng có suy nghĩ như thế sau nhiều ngày ông lặn ở độ sâu 5 m "thám hiểm" đáy biển.
Một số chum nhỏ và tráp phấn gốm còn khá nguyên vẹn
Tại vị trí cách mũi Bấc (đồi Bàn Than) khoảng 300 m về phía tây, khoảng 2 tháng trở lại đây, ông Tàu đã vớt được gần 80 chum gốm nhỏ (dân địa phương gọi là chum vôi), hàng chục chiếc đĩa gốm tráng men xanh ngọc.
Tuy nhiên, số cổ vật này đa phần không còn nguyên vẹn do bị sóng đánh, nước biển “ăn mòn” lớp men tráng bên ngoài.
Ngoài số hiện vật đã nêu, ông Tàu còn tìm thấy nhiều tráp phấn cỡ nhỏ bằng gốm, trong đó có nhiều chiếc tráp vẫn còn đủ cả nắp lẫn thân.
Đặc biệt, cũng tại vị trí này, ông Tàu còn vớt được hơn 10 đồng xu nhỏ bằng đồng.
“Những hiện vật này, tôi tìm thấy trong vùng chu vi khoảng 300 m. Khi lặn xuống nước, tôi phải dùng máy sục và hút đất cát xuống độ sâu hơn 1 m nữa mới thấy các đĩa cổ. Chắc chắn là có một con tàu đắm tại đây, nhưng vị trí cụ thể thì tôi vẫn chưa xác định được”, ông Tàu nói.
Theo ông Tàu, ngoài vị trí này, tại khu vực cửa Lở cách đây không lâu, ông cũng phát hiện thêm nhiều hiện vật khác.
Trong đó, có 8 chiếc bát cỡ lớn còn nguyên vẹn, men tráng màu xanh đậm, 1 bát to (đường kính khoảng 30 cm đã vỡ), 1 chiếc chày bằng đá, 3 viên gạch cỡ lớn tựa như gạch Champa, 1 con dao và 1 thanh sắt đã gỉ.
Cũng theo ông Tàu, tại khu vực biển xã Tam Hải, ông còn phát hiện một khúc gỗ trụ tròn được cho là giống với bánh lái tàu cổ. Khúc gỗ này dài khoảng 3 m, đường kính hơn 0,4 m; trên bề mặt có khắc các ký tự và chữ cổ vẫn còn khá rõ.
Trước thông tin có cổ vật dưới biển, những ngày gần đây, nhiều ngư dân tại thôn 1 và thôn 2 đã ngưng nghề biển chuyển sang lặn tìm cổ vật. Nhiều thương lái tới mua chum nhỏ với giá 150.000 đồng/chiếc, đĩa còn nguyên khoảng 1 triệu đồng.
Theo UBND xã Tam Hải, việc người dân liên tục tìm thấy cổ vật tại vùng biển của địa phương là có thật. Nhiều ngư dân vẫn đang tiếp tục lặn biển để tìm kiếm cổ vật.
Được biết, vào ngày 23.8 vừa qua, đoàn khảo sát gồm 5 thành viên của Sở VH-TT-DL Quảng Nam đã đến địa phương thu thập một vài hiện vật. Tuy nhiên, đến nay, phía xã Tam Hải vẫn chưa nhận được phản hồi chính thức về giá trị các cổ vật nên vẫn đang chờ ý kiến từ cấp trên.
Tiến sĩ Trần Tấn Vịnh, thành viên trong đoàn khảo sát cho biết, qua thăm dò đã xác định có cổ vật và có tàu đắm tại vùng biển này.
Đoàn khảo sát đã có báo cáo gửi UBND tỉnh Quảng Nam để tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng có phương án bảo vệ, khai quật.
Theo tiến sĩ Vịnh, cần phải có hội đồng giám định cổ vật mới có thể đưa ra kết luận liên quan đến các thông tin về niên đại và xuất xứ của cổ vật.
Tiến sĩ Vịnh cho biết thêm, qua xem tiêu bản các hiện vật vớt được tại vùng biển này, tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi (tỉnh Quảng Ngãi) có đưa ra nhận định ban đầu, các cổ vật có khả năng ở vào khoảng thế kỷ thứ 12-13.
Nhiều người dân vớt được đa số là mảnh vỡ chén, đĩa
Đặc biệt, chum nhỏ (người địa phương gọi là chum vôi) được phát hiện rất nhiều
Ông Đinh Tấn Tàu, một thợ lặn giỏi đã phát hiện ra hai vị trí có cổ vật tại vùng biển xã Tam Hải
Số cổ vật từ hai con tàu được ông Tàu lưu giữ tại nhà
Trong đó, đĩa tráng men xanh ngọc đa phần không còn nguyên vẹn
Ngoài ra, trên sông Trường Giang, ông Tàu còn phát hiện thêm nhiều chum đất nung
Tiền cổ vớt được từ đáy biển
Một chiếc bát cổ còn rõ họa tiết và lớp men bóng
Các đĩa cổ cùng những cổ vật khác do ông Tàu vớt được có nhiều chiếc còn lớp men rất tốt
"Nguồn sưu tầm"