Những năm gần đây, sau cuộc khai quật một chiếc tàu buôn đồ gốm được thực hiện gần Cù Lao Chàm ngoài khơi của thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam thuộc miền trung nước Việt Nam bị chìm vào khoảng giữa thế kỷ 15,ngoài một số được bảo tồn và trưng bày tại những bảo tàn viện trong nội địa, người ta bắt đầu thấy nhan nhản những cổ vật được mời mọc, rao bán từ những tiệm buôn bán đồ cổ ở các địa phương như Hà Nội, Hội An, Sài Gòn… hoặc trên những trang mạng internet với danh hiệu là đồ gốm Hội An.
Những cổ vật trên con tàu đắm ở Hội An
Kết quả của những cuộc nghiên cứu về sau cho thấy những cổ vật này không phải được làm tại Hội An mà được sản xuất tại những lò gốm khác nhau, đa số được thành hình từ những lò ở phạm vi tỉnh Hải Dương mà lúc bấy giờ là một trong những nơi sản xuất đồ gốm rất mạnh mẽ.
Ở một nơi quá thuận lợi cho việc giao dịch với những xứ đàng ngoài. Hội An, một thị trấn miền duyên hải miền Trung nước Việt vào thế kỷ thứ 15 đã là một thương cảng sầm uất nhất trong thời gian này, là một nơi tiếp nhận và trao đổi những hàng hoá qua các thương thuyền từ khắp nơi trong vùng Châu Á: Trung Hoa, Nhật Bổn đến từ miền Bắc, cũng như các thương thuyền từ Âu Châu như Anh, Pháp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đến từ vùng biển miền Nam.
Bối cảnh lịch sử.
Vào khoảng đầu thế kỷ thứ 15, nhà Minh bên Trung Quốc thời bấy giờ vì phải một mặt đối đầu với quân Mông Cổ từ phương Bắc, một mặt với nỗi đau còn ray rức về thất bại trong mộng chinh phục phương Nam trước đó bị đánh bại bỡi vua Lê Thái Tổ cộng với nội bộ lũng củng nên đã ra lệnh tuyệt đối cấm giao thương với những nước lân bang và ngoại quốc, nhất là theo hệ thống đường biển.
Thị trường đồ gốm vì lý do đó mà trở nên khan hiếm và không đủ số lượng để cung cấp cho đồ dụng trong nước và để trao đổi hàng hóa giữa các nước ngoại quốc. Các lò gốm Việt Nam lúc bấy giờ đã lợi dụng cơ hội để tăng gia sản xuất hầu đáp ứng nhu cầu càng ngày càng tăng.
Những cuộc đào xới của giới khảo cỗ ở miền Bắc gần đây cho thấy trong thời gian từ thế kỷ thứ 15 và 16 những lò gốm xuất hiện rãi rác trải dài từ Hải Dương cho đến Hà Nội và đó cũng là thời gian cực thịnh nhất của ngành gốm của người Việt trong lịch sữ cận đại về phương diện số lượng xuất khẩu, phẩm chất và nhất là nghệ thuật.
Trong chuyến hải hành của một thương thuyền từ bến Vân Đồn (gần Hải Phòng) trực chỉ về phương Nam để giao hàng đến các nước vùng Đông Nam Á, sức nặng của những kiện hàng đã vượt qua khả Năng chịu đựng của chiếc tàu cho nên khi vừa qua vùng Cù Lao Chàm thì bị thêm ảnh hưởng sóng to gió lớn của một cơn bão.
Chiếc thương thuyền với toàn bộ thuỷ thủ, thương gia và những kiện hàng bị chìm xuống lòng biển sâu mang theo sự bí ẩn của ngành đồ gốm Việt Nam trong khoảng thời gian hơn 5 thế kỷ.
Điều làm cho giới khảo cổ phấn khởi về khám phá ra chiếc tàu chìm là trong lòng tàu sau hơn 500 năm dưới lòng đại dương nay lại đươc khơi ra đã trả lời phần nào những nỗi suy tư mà họ đã có từ bao lâu naỵ
Trong số những cổ vật gốm được vớt lên vào năm 1997 gồm có những bình, dĩa, chén, tô, lọ mực, hoặc những chum rượu có tượng hình được gợi ý từ những dạng của thú vật (chim, két, gà, vịt..) hoặc hoa quả (bầu, bí..) với nhiều tranh ảnh dân gian và những hoa văn đầy Việt tính được bao bộc dưới lớp men qua biết bao nhiêu thăng trầm của lịch sử.
Nhưng quan trọng nhất lại là phẩm chất của nhiều cổ vật sau khi được hoàn chỉnh với những phương tiện tối tân của công ty trúng thầu Saga (Mã Lai) liên hợp với công ty Visal của nhà nước Việt Nam cho việc khai quật đã được phục hồi đến mức gần như tuyệt hão.
Căn cứ theo hợp đồng thì nhà nước cộng sản giữ lại một phần những cổ vật được đánh giá cao cấp nhất để dùng vào việc trưng bày tại các cơ quan văn hoá (tủ kính của mấy ông lớn cũng có thể được gọi là cơ quan văn hoá?) và những bảo tàng viện rải rác trong nước.
Phần còn lại, công ty Saga được quyền xữ dụng vào việc thương mại rao bán trong giới tư nhân qua những cuộc đấu gía tại nhiều nơi trên thế giới. Trong số gần 150,000 cổ vật được kiểm tra, ngoài một số bị hao mòn bởi sự phô trương quá lâu dưới độ sâu của nươc mặn, có một số gần như ở trạng thái nguyên vẹn như lúc mới đươc tạo hình. Sự khám phá chiếc tàu này đã làm đảo lộn sự suy nghĩ về nghệ thuật đồ gốm trải qua nhiều thế hệ và là một nguồn hào hứng vô tận của các nhà khảo cổ chuyên môn cũng như các nhà sưu tập đồ gốm từ mọi nơi trên thế giới.
Hoa văn con chim sẻ trên gốm cổ Hội An giữa thế kỷ 15
Trong số những cổ vật được đem ra ánh sáng, đa số là đồ gốm loại men lam, men trắng, men nâu và một số ít là loại không men như đồ sành để làm những vật gia dụng hằng ngày như lu, tô, chén, dĩa.
Nhưng điểm son của những kiện hàng này là những đồ dùng cao cấp về hình dạng, cách tráng men và hội họa mà tính đặc thù của chúng đã xác đinh rõ ràng vị trí độc lập về cách phát họa, ý tưởng và trình bày của những nghệ nhận Việt thời bấy giờ; cho thấy sự vượt thoát khỏi khuôn khổ, nề nếp mà đã từng bao nhiêu năm có nhiều quan niệm cho rằng trong thời gian này các sản phẫm của nước Việt chúng ta đều thuần túy chịu ảnh hưởng bỡi ông láng giềng to xác từ phương Bắc.
Những con nghê trên cổ vật
Hình ảnh con nghê, một linh vật nhân gian thuần túy của người Việt được xữ dụng một cách quen thuộc trong nghệ thuật hội họa, điêu khắc, kiến trúc qua những triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần… ở đây được trình bày một cách trang trọng trên những dĩa gốm trắng men lam. Những chi tiết cho thấy sự sáng tạo của người họa sĩ với nguồn cảm hứng vô tận.
Mỗi cỗ vật được vuốt ve, chăm sóc với một kiểu cách khác nhau. Người họa sĩ đã xữ dụng thiên khiếu của mình vào mỗi tác phẩm với một đam mê, hòa nhập tâm hồn của mình vào những đường nét lã lướt nhưng không quên chấm phá vài nét trào phúng cho đời thêm vui.
Ở một thời mà khái niệm về năng động (motion), ấn tượng (impression), trừu tượng (abstract), không gian 3 chiều với định nghĩa về chiều sâu được thễ hiện qua bóng nổi (shades and shadows) chưa có một thế đứng rõ rệt trong nghệ thuật cỗ điển trên thế giới mà tại một nơi nào đó ở vùng đất Việt nhỏ bé, những nghệ nhân bằng một cách khiêm nhường đã biết gạt bỏ những lề lối, truyền thống mà đưa ra những mô thức mà người đời mấy trăm năm sau phải suy gẫm và thán phục.