Gốm sứ Chu Đậu

     Gốm Chu Đậu-Mỹ Xá, còn được biết đến là gốm Chu Đậu, là gốm sứ cổ truyền Việt Nam đã được sản xuất tại vùng mà nay thuộc làng Chu Đậu và làng Mỹ Xá, thuộc các xã Minh Tân và Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

     Loại gốm sứ này thường được nhắc đến với tên gốm Chu Đậu là do lần đầu tiên người ta khai quật được các di tích của dòng gốm này ở Chu Đậu. Sau này, khi khai quật tiếp ở Mỹ Xá (làng bên cạnh Chu Đậu) thì người ta phát hiện ra khối lượng di tích còn đa dạng hơn và có một số nước men người ta không tìm thấy trong số các di tích khai quật được tại Chu Đậu.

 

     Gốm Chu Đậu là dòng gốm nổi tiếng vì màu men và họa tiết thuần Việt. Nó đã từng xuất khẩu sang nhiều nước châu Âu. Năm 1997 sau khi tìm được rất nhiều gốm Chu Đậu trong con tàu đắm ở Cù lao Chàm (tỉnh Quảng Nam) của người Bồ Đào Nha dòng gốm này mới được biết đến và nổi tiếng.

 

     Tại Mỹ Xá, gia phả dòng họ Vương có ghi câu "...tổ tiên...lấy nghề nung bát làm nghiệp". Câu này hiện được lưu lại trong bảng ghi lịch sử dòng gốm sứ này tại Xí nghiệp gốm sứ Chu Đậu.

 

     Cả hai vùng Mỹ Xá và Chu Đậu đều coi ông Đặng Huyền Thông, người Hùng Thắng, Minh Tân là ông tổ (đã biết) của dòng gốm sứ này. Mới đây các nhà khảo cổ đã khẳng định bà Bùi Thị Hý là tổ nghề gốm Chu Đậu.

 

     Dòng gốm sứ này có thể đã được hình thành và phát triển trong khoảng từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 18. Có nguồn nói, nó bị hủy diệt do chiến tranh Lê-Mạc cuối thế kỷ 16.

 

 gốm sứ Chu Đậu

 

Lượt truy cập: 5943 - Cập nhật lần cuối: 27/10/2011 17:26:57 PM

Tin cũ hơn:

Giỏ hàng