Tuy nhiên bây giờ các nhà khoa học tại MIT đã tìm được một cách độc đáo để in ra được các sản phẩm bằng gốm.
Đồ gốm được sản xuất theo cách truyền thống bằng cách tạo hình từ bột gốm, sau đó nung và để nguội. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm HRL thuộc Viện công nghệ Massachusetts phát hiện ra rằng cách làm này sẽ tạo ra rất nhiều điểm khiếm khuyết cực nhỏ có thể dẫn tới rạn nứt hoặc vỡ.
Do đó, thay vì sử dụng bột gốm, họ đã tạo nên một loại vật liệu gọi là "polymer tiền gốm" (preceramic polymers) với khả năng chuyển hóa thành gốm khi được nung lên. Với loại vật liệu tiền gốm này, các nhà khoa học đã có thể dùng nó để làm mực cho máy in 3D, in ra các vật thể trong không gian 3 chiều, sau đó đưa sản phẩm sau khi in vào lò nung để làm cứng nó, tạo ra thành phẩm đồ gốm cuối cùng.
Loại vật liệu tiền gốm này có thể tương thích với kỹ thuật tạo hình lập thể (stereolithography) - một phương pháp in 3D phổ biến, sử dụng một tia laser để làm rắn polymer dạng lỏng. Mặt khác, nhóm nghiên cứu cho biết rằng nếu sử dụng ánh sáng cực tìm và khuôn mấu, loại vật liệu này có thể được dùng để in ra những sản phẩm gốm có độ phức tạp và chi tiết cao trong thời gian nhanh hơn từ 100 đến 1000 lần so với phương pháp tạo hình lập thể thông thường.
Bằng cách dùng máy in 3D để in các vật phẩm bằng gốm, các nhà nghiên cứu thuộc MIT đã tạo một bước tiến mới trong ngàng sản xuất các chi tiết gốm phục vụ hàng không vũ trụ, từ máy bay cho tới tên lửa,... Và trong động thái mới nhất, cơ quan các dự án phòng thủ tiên tiến (DARPA) đã ký kết một hợp đồng với nhóm của MIT nhằm tạo ra các aeroshell bằng gốm - một loại lá chắn nhiệt cho tàu vũ trụ giúp bảo vệ chúng trong quá trình đi vào khí quyển. Và theo thông tin từ nhóm cho biết thì tấm aeroshell bằng gốm in 3D có độ bền gấp 10 lần so với gốm bọt xốp vốn đang được thương mại hóa hiện nay.