Người thợ gốm Bát Tràng cần cù, thông minh, sáng tạo, sản sinh cho đời những lư hương, đồ thờ, bát đĩa, ấm chén, lọ bình...nhưng đã mấy ai biết đất ấy là nơi địa linh nhân kiệt, sinh cho đời những hiền nhân làm rạng danh quê hương, đất nước lưu tiếng thơm muôn thuở. Làng cổ Bát Tràng nhà ngói san sát, ngõ hẹp quanh co, lò gốm chen nhau, tườngnhà nào cũngphơi than đốt lò, con ngời lam lũ từ tờ mờ sáng đến trăng lên.
Vậy mà ở chính làng quê quanh năm vất vả ấy, chỉ kể khi từ vùng quê Bồ Bát xứ Thanh Hoá (nay thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) ra vùng mom song có những gò đất sét trắng tả ngạn Nhị Hà lập lên làng Bát Tràng định cư từ cuối thời Trần. Theo sách chép lại, làng Bát Tràng có trên 300 hiền Nho khoa cử.
Chỉ một làng nghề nhỏ tính đến cuối thiên nhiên kỷ thứ hai xó trên dưới 700 hộ cũng sinh ra 1 trạng nguyên, 8 tiến sỹ, 56 giải nguyên, 2 quận công. Chỉ một dòng họ Lê đã có tới 9 người làm đại thần trong triều.
Đôi câu đối trên cột đồng trụ trước cửa đình làng là niềm kiêu hãnh của người dân làng Bát Tràng suốt bao đời nay:
Địa hữu Gia Lâm thập lý hỷ tài hoạ tự cẩm
Ấp xưng Bồ Bát nhất đình hội tụ nguyệt phi thương.
Có nghĩa là:
Một vùng đất ở Gia Lâm chu vi mười dặm ai cũng phục về tài vẽ hoa trên sứ như thêu trên gấm lụa
Quê gốc Bồ Bát, một khoảng sân rộng đồ sứ tự bày trong chén song sánh trăng bay
Phong dao Kinh Bắc xưa có câu:
Sống làm trai Bát tràng
Chết làm thành hoàng Kiêu Kỵ
Sống không đâu sướng bằng con trai Bát Tràng được học hành đỗ đạt. Không có thành hoàng làng nào sướng hơn thành hoàng làng Kiêu Kỵ (huyện Gia Lâm , Hà Nội), vì được lễ quanh năm chứ không chỉ tuần rằm hội hè, đình đám. Riêng cái sự đỗ đạt , Bát tràng cũng được tôn vinh lắm, chả thế mà từ hơn trăm năm trước.
Bát tràng kết nghĩa với làng Nam Dư Hạ bên sông, ai cũng xin làm em , mãi không phân rõ huynh đệ, phải đến khi các bô lão làng Nam Dư Hạ nói rằng cả Nam Dư Hạ cầu lấy một tiến sĩ còn không có, trong khi đó Bát Tràng lại có những 8 tiến sỹ, Bát tràng giữ trọng trách làm anh là xứng đáng chứ. Lúc ấy, Bát tràng, mới chịu, hai làng mở hội ăn mừng, hội thành truyền thống từ trăm năm có lẻ.
Nhiều hiền khoa nhân bảng Bát Tràng hiện còn được lưu danh tại vườn bia Văn Miếu Quốc tử giám Hà Nội và Huế; Bát Tràng hiện lưu giữ khá đầy đủ các đạo sắc phong của những triều vua. Năm 1931, làng Bát Tràng đã có một hương ước với hơn 190 điều. Hương ước này còn mang tính pháp lý đó là dấu xác nhận của lý trưởng và công sứ tỉnh Bắc Ninh . Hương ước có rất nhiều điểm tiến bộ, ví dụ quy định khi mai táng chú trọng đến mồ yên mả đẹp, không chú ý đến ăn uống. Mọi người sống phải yêu thương đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau....
Năm 1958, Bát tràng đã chia sẻ gần một nửa làng cho dòng nước Bắc Hưng Hải , phần làng cổ phần còn lại vẫn giữ được những nhà thờ họ bề thế. Nếp sống tôn ty trật tự vẫn tiếp nối truyền thống ông cha. Truyền thống làng nghề , truyền thống văn hiến vẫn mỗi ngày một trong sáng thịnh vượng .
Xưa các đại thần về thăm làng đến bờ đê đã bỏ võng lọng đi bộ , vào đình làng vẫn ngồi sau các cụ cao niên. Ngày nay , dân làng Bát Tràng vẫn kể về nghĩa cử của phó chủ tịch quốc hội Phùng Văn Tửu , không khi nào ông ngồi ôtô vào làng. Dự giỗ, họp họ, mọi người khẩn khoản mời ông lên chiếu trên nhưng ông một mực xin được ngồi đúng ngôi vị của ông trong họ. Các Đại phu trong Triều đình khi xưa, ông phó chủ tịch quôc hội thời nay về làng vẫn giữ lệ là người dân của làng.
Một bài thơ của làng do cụ Đặng Huy Chú viết năm 1867 trong niềm cảm khái (Lời dịch của nhà giáo Đỗ Hải) như sau:
Đất thiêng người giỏi nức quê xưa
Từ chiếc bàn xoay hưởng lộc vua
Chất củi đun lò nên nghiệp cả
Đất sông luyện gốm nổi cơ đồ
Góp công ham nghĩa lời vua tặng
Đỗ đạt cao danh phúc tổ thừa
Này đất đáng yêu phong vị đẹp
Đầy trời ngan ngát khí xuân đưa.