Triển lãm “Nghề gốm Đoạn tranh thể hiện các hoạt động lao động sáng tạo của Làng nghề truyền thống gốm sứ Giang Cao - Bát Tràng, do Công ty Cổ phần Gốm sứ Quang Minh tài trợ thực hiện. Được bố trí trong tổng thể hài hoà thuộc trường đoạn Gốm sứ truyền thống Việt Nam, gốm sứ Giang Cao, Bát Tràng đã góp thêm sắc màu cho bức tranh phác hoạ các vùng nghề gốm sứ tiêu biểu như Phù Lãng thêm những, Chu Đậu, Bàu Trúc và Vĩnh Long.Làng gốm Giang Cao trước đây có tên gọi là Đông Sáng, sau đổi tên thành Đống Ca và đến thời nhà Nguyễn trước đời vua Ưng Xuỵ, niên hiệu Đồng Khánh (1885-1888), được đổi thành Giang Cao. So với lịch sử 700 năm làm gốm của làng Bát Tràng, Giang Cao dù tuổi đời còn trẻ, nhưng với sự năng động, sáng tạo và sức bật vào nghề của đội ngũ thợ còn trẻ nên sản phẩm của làng đã nhanh chóng có chỗ đứng trên thị trường.
Những hoa văn tinh tế cũng như chất lượng...
Kế thừa và phát huy được những tinh hoa trong nghề làm gốm của những người đi trước, con cháu làng Gốm Giang Cao hiện nay tiếp tục phấn đầu đưa sản phẩm của làng có mặt ở nhiều thị trường trên thế giới như Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Anh, Pháp... Sản phẩm gốm sứ ước tính theo quy đổi luôn chiếm hơn 50% tổng sản phẩm của xã.
Tiếng lành đồn xa, Giang Cao đã vinh dự được chọn là nguồn cung cấp nguyên liệu gốm sứ chủ yếu cho dự án Con đường gốm sứ ven sông Hồng. Sản phẩm gốm của làng có chất lượng cao, được nung ở nhiệt độ trên 1.200 độ C, có đủ các sắc độ màu, thể hiện tất cả các ý tưởng sáng tạo của các nghệ sĩ Con đường gốm sứ.
Hoạ sĩ Nguyễn Thu Thuỷ, tác giả ý tưởng Con Đường Gốm Sứ cho biết: “Chúng tôi đánh giá cao công sức đóng góp của Làng nghề Giang Cao đối với công trình Con đường gốm sứ ven sông Hồng. Ngay từ khi dự án khởi động những bước đi đầu tiên,chúng tôi đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các nghệ nhân làng nghề truyền thống gốm sứ Giang Cao - Bát Tràng".