Cùng điểm lại một vài kỷ lục gốm sứ nào

1- Chiếc piano đầu tiên trên thế giới làm bằng gốm sứ của TQ: được trưng bày triển lãm trong hội chợ NAICF(North East Asia Fair 2008) tại Shengyang, trị giá RMB469,000 (khoảng USD67971). Toàn bộ hoa văn trang trí trên thân Piano được vẽ bằng tay.

chiếc đàn piano bằng gốm sứ

 

chiếc đàn piano bằng gốm sứ

 

chiếc đàn piano bằng gốm sứ

 

2.- Bình gốm cổ TQ có giá kỹ lục thế giới:

Bình cổ đắt nhất thế giới

Nhà bán đấu giá Christie’s ở London đã bán chiếc bình gốm sứ cổ TQ đời nhà Nguyên (1279-1368) được 15,7 triệu bảng Anh (443,520 tỉ đồng), giá kỷ lục cho một tác phẩm nghệ thuật châu Á. Người mua là một nhà đầu tư tư nhân giấu tên.

 

Chủ cửa hàng Christie’s nói: “Chiếc bình gốm sứ màu xanh không những bán được giá kỷ lục thế giới cho một tác phẩm nghệ thuật TQ, mà cũng là giá cao nhất của một tác phẩm nghệ thuật mà cửa hàng Christie’s bán được trong năm 2005”.

 

Chủ cũ chiếc bình gốm cổ là thuyền trưởng Baron Haron van Hemert của hải quân Hà Lan mua được chiếc bình trong thời gian làm việc tại Bắc Kinh từ năm 1913 đến năm 1923. (theo Bloomberg)

 

 

 3.- Mô hình bằng gốm lập kỹ lục tại Việt Nam:

 

Mô hình bằng gốm lập kỷ lục

 

Thuộc về công trình nghệ thuật gốm gồm 200 mô hình nhà phố cổ Hà Nội do nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn, làng gốm Bát Tràng thực hiện trong thời gian 4 tháng. Dãy phố gốm này dài 50 m, trong đó, nóc nhà cao nhất cao 0,8 m, nóc thấp nhất 0,3 m được tạo nên từ 2 tấn đất sét lấy từ 3 làng gốm Phù Lãng, Hương Canh, Bát Tràng. Công trình này được xác nhận kỹ lục trong lễ hội Phố hoa lần đầu tiên diễn ra tại thủ đô Hà Nội 12/2008.

4.- Bức chiếu thư bằng gốm lớn nhất Việt Nam : ( giống như phù điêu gốm)

Bức chiếu thư bằng gốm

 

Cao 3,5 mét, rộng hơn 8 mét, được ghép lại từ 214 chữ Hán làm bằng gốm Bát Tràng… bức cuốn thư “Chiếu dời đô” ở đền Đô (Bắc Ninh) được coi là bức chiếu bằng gốm lớn nhất Việt Nam.

 

Ban quản lý Di tích lịch sử đền Đô thờ 8 vị vua nhà Lý (Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh) vừa khánh thành bức cuốn thư “Chiếu dời đô” trên diện tích hơn 30 m2 đặt trước cửa đền, chào mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Bức chiếu thư bằng gốm

 

Phần chính của bức cuốn thư là “Thiên Đô chiếu” (Chiếu dời đô) do vua Lý Thái Tổ viết mùa xuân năm 1010 để chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (nay là Thăng Long). Chiếu dời đô có 214 chữ ứng với 214 năm trị vì của vương triều Lý.

Bức chiếu thư bằng gốm

 

Toàn bộ 214 chữ Hán này được đắp nổi bằng gốm sứ Bát Tràng men xanh trên diện tích gần 6 m2, mỗi chữ là một mảnh gốm rộng 16 x 16 cm. Các chữ này do tập thể lớp Hán Nôm Hương Nam (Hà Nội) viết, còn gia đình ông Phạm Xuân Hòa – người làng gốm Bát Tràng thực hiện và cúng tiến . (04/2009 theo Thương hiệu vùng miền).

Bức chiếu thư bằng gốm

 

 5 - Con đường gốm sứ ven sông Hồng

 

con đường gốm sứ

 

      Trải dài trên đê Sông Hồng, Con đường gốm sứ là một trong những công trình chào đón đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Đến với con đường gốm sứ ta sẽ có một cảm giác rất khác so với những điểm vui chơi, những điểm được trang hoàng trong thành phố Hà Nội. Ở con đường gốm sứ toát lên vẻ lôi cuốn đến kì lạ. Lặng lẽ đi dọc con đường gốm sứ ta đi hết bất ngờ này đến bất ngờ khác. Bởi ở đó có hình ảnh về những sự kiện lịch sử tiêu biểu, hình ảnh của Hà Nội xưa và nay, hình ảnh nông thôn và thành thị,rồi cả những đóng góp của các em nhỏ cho con đường gốm sứ cũng được lưu giữ ở đây.

 con đường gốm sứ

      Con đường gốm sứ sẽ làm cho tâm hồn bạn được bay bổng, thỏa sức tưởng tượng với những hình ảnh được tái hiện trên đó. Có những hình ảnh thật dễ tưởng tượng, thật quen thuộc như: hình ảnh Phố cổ, cầu Long Biên,Ô Quan Chưởng, chùa Một Cột, cột cờ Hà Nội, Văn Miếu Quốc Tử giám, Tháp rùa, cầu Thê húc…là những hình ảnh được tái hiện khá nhiều trên Con đường gốm sứ.Có không ít hình ảnh tái hiện một sự thật lịch sử hay truyền thuyết như: hình ảnh vua Lê Lợi trao trả gươm thần cho cụ rùa giữa Hồ Gươm, hình ảnh đàn chim lạc…tất cả đem lại vẻ phong phú, đa dạng, đày màu sắc cho con đường

con đường gốm sứ

 

      Các tác giả đã dành một phần riêng để tái hiện lại hoạt động làm gốm của người dân Bát Tràng, nơi  làm ra phần lớn các sản phẩm gốm, các viên gạch gốm để làm nguyên liệu cho việc thực hiện ý tưởng con đường gốm sứ Sông Hồng của họa sĩ Nguyễn Thu Thủy. Ở đó là hình ảnh các nghệ nhân tỉ mỉ, chăm chú nặn đất, trang trí hoa văn lên các sản phẩm; đem vào nung để rồi một sản phẩm gốm ra đời. Hình ảnh đó giúp cho chúng ta cũng như du khách nước ngoài hiểu hơn về quy trình làm gốm và sức sống lâu bền của làng gốm Bát Tràng.

 

 con đường gốm sứ

 

     Bên cạnh hình ảnh về danh lam thắng cảnh; hình ảnh về hoạt động lao động, sản xuất; hình ảnh về những trò chơi dân gian  như: nhảy dây, múa lân, rước đèn ông sao, rước đèn cá chép…họa sĩ Nguyễn Thu Thủy dành một đoạn đường riêng để các em nhỏ trong nước cũng như quốc tế thỏa sức thể hiện sức sáng tạo của mình.  Với tên goi “ Đoạn tranh do thiếu nhi sáng tác”, đoạn đường này thu hút sự chú ý của rất nhiều bạn nhỏ tuổi bởi ở đó có những hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu do chính các em sáng tạo nên, do chính các em gắn trên Con đường gốm sứ.

 

con đường gốm sứ

 

     Hình ảnh lớn nhất và nổi bật nhất của Con đường gốm sứ là một bức tranh lớn về  hình tượng rồng thời Lý cùng hàng chữ Thăng Long - Hà Nội 1.000 năm,tại nút giao thông cầu Chương Dương. Đây là hình ảnh mang ý nghĩa chào đón thủ đô Hà Nội sắp bước sang nghìn năm tuổi.   Con đường gốm sứ - nơi hội tụ nhiều nét đẹp của đất nước Việt Nam có thể không rực rỡ sắc đèn, không sáng bừng như những địa điểm trong lòng thành phố nhưng nó vẫn mang một nét riêng, một nét rất khác biệt. Nó làm những con đường trở nên đẹp hơn, sinh động hơn, và quan trọng hơn, nó là nơi gửi gắm tình yêu Hà  Nội, lòng tự hào về lịch sử, văn hiến của những nghệ nhân ngày đêm tỉ mỉ làm nên những bức tranh gốm đầy màu sắc, đầy sự sáng tạo, công phu, khéo léo ..tất cả tạo nên một con đường gốm sứ trải dài gần 4000m với những nét phong phú, đa dạng.

 

 

 

 

Lượt truy cập: 4290 - Cập nhật lần cuối: 04/10/2013 10:56:11 AM

Giỏ hàng